Năm 2023, bên cạnh 12 dự án thành phần cao t??c Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2, cả nước sẽ có hàng chục dự án cao t??c mới được khởi công. Vào những năm tiếp theo, nhiều dự án cao t??c khác cũng sẽ được xây dựng, tiến gần đến mục tiêu đạt 5.000km đường cao t??c vào năm 2030. Tuy nhiên, thực tế khai thác các tuyến cao t??c hiện nay cho thấy, vấn đề xây dựng các trạm dừng nghỉ trên tuyến vẫn chưa được giải quyết.
Các trạm dừng nghỉ được coi là công trình nằm trên đường cao t??c, được hoạch định ngay từ khi xây dựng dự án, với quy định cứ mỗi 50-60km phải có trạm dừng nghỉ bình thường và 120km có trạm có quy mô lớn hơn. Thế nhưng, trong gần 1.200km đường bộ cao t??c đã được đưa vào khai thác hiện nay, có tới hơn 1/3 số kilômét chưa có trạm dừng nghỉ, trạm xăng hay điểm dừng xe kỹ thuật để lái xe nghỉ ngơi, tiếp nhiên liệu và kiểm tra xe.
Hiện có tình trạng mặc định là trạm dừng nghỉ thuộc địa bàn tỉnh nào thì tỉnh đó quyết định đ??u tư. Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, việc kêu gọi xã hội hóa là tất yếu. Tuy nhiên, việc gọi vốn tư nhân vào lĩnh vực này không dễ vì chưa đủ sức hấp dẫn với nhà đ??u tư.
Thứ nhất là do kinh phí giải phóng mặt bằng lớn. Thứ hai là nhà đ??u tư chưa có đủ cơ sở, dữ liệu thông tin về quy chuẩn trạm, vị trí trạm, vốn đ??u tư xây d??ng, lưu lượng phương tiện, nhu cầu dừng nghỉ trên các tuyến cao t??c… dẫn đến việc khó xây dựng phương án tài chính. Đó là chưa kể một số tuyến đang có lưu lượng xe thấp, cần phân kỳ đ??u tư phù hợp.
Để hấp dẫn nhà đ??u tư tư nhân trong lĩnh vực này, Bộ GTVT cần đẩy nhanh việc xây dựng cơ ch???, trong đ?? nghiên cứu sử dụng nguồn vốn đ??u tư công để giải phóng và san lấp mặt bằng; có mặt bằng sạch bàn giao cho nhà đ??u tư làm trạm dừng nghỉ cao t??c.
Trong một số trường hợp lưu lượng quá thấp, Nhà nước cần làm một số hạng mục công ích như: sân bãi, đường dẫn vào trạm và nhà đ??u tư chỉ phải bỏ tiền xây dựng hạng mục kinh doanh thương mại.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cần sớm chuẩn hóa thiết kế trạm dừng nghỉ, công bố quy mô từng trạm để tạo thuận lợi cho nhà đ??u tư trong việc tính toán khả năng hoàn vốn. Đồng thời, cơ quan quản lý cần quy định rõ thẩm quyền quyết định xây dựng, ví dụ: cấp quyết định đ??u tư tuyến đường sẽ là cấp quyết định đ??u tư trạm. Đặc biệt, cần phải có cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo việc xây dựng đồng bộ, không để trạm dừng nghỉ “chạy sau” cao t??c như hiện nay.